Sinh thái học Thực_vật_biểu_sinh

Công trình nghiên cứu quan trong đầu tiên về sinh thái học của thực vật biểu sinh đã được viết bởi A.F.W.Schimper (Die Epiphytische Vegetation Amerikas, 1888). Sự tập hợp các loài thực vật biểu sinh lớn xảy ra nhiều nhất ở các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt, nhưng rêu và địa y xuất hiện như thực vật biểu sinh tại hầu hết tất cả quần xã sinh vật. Ở Châu Âu không có thực vật biểu sinh riêng biệt nào sử dụng rễ, nhưng có nhiều loài rêu và địa y phát triển trên cây ở các khu vực ẩm ướt (chủ yếu là ở phần rìa duyên hải phía Tây), và cây dương xỉ ổ tròn thông thường phát triển một cách biểu sinh dọc theo các cành cây. Hiếm khi mà cỏ,cây bụi nhỏ hay cây nhỏ có thể mọc tại phần đất lơ lửng trên cây (thường là ở trong hốc cây).

Thực vật biểu sinh bám vào cây chủ ở trên cao tại tầng tán chính có lợi thế hơn hẳn so với các cây thảo mộc bị giới hạn dưới mặt đất, nơi mà ít ánh sáng hơn và các loài thú ăn cỏ hoạt động nhiều hơn. Thực vật biểu sinh cũng rất quan trọng với các động vật nhất định mà có thể sống trong các hồ chứa nước, chẳng hạn như các loài ếchchân khớp.

Thực vật biểu sinh có thể có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường vi sinh của cây chủ, và của hệ sinh thái nơi mà chúng phát triển nhiều, vì chúng giữ nước tại tầng tán chính và giảm lượng nước bị hấp thu vào đất.[5] Thực vật biểu sinh tạo nên một môi trường mát mẻ và ẩm ướt đáng kể hơn tại tầng tán chính của cây chủ, có tiềm năng giảm sự mất nước của cây chủ bởi sự thoát hơi nước.